Hướng dẫn cài Windows trên Macbook hỏng màn hình

Những chiếc laptop Macbook có màn hình hiển thị rất đẹp và cũng rất đắt, nếu hỏng, chi phí thay màn hình là rất cao, nên rất nhiều người sau khi hỏng màn hình sẽ tháo bỏ màn hình, chỉ sử dụng cụm body bên dưới gắn vào 1 màn hình rời để sử dụng, rất tiện lợi vì nó có sẵn touchpad và bàn phím, loa, …, dân gian hay gọi nó là imam (hoặc imâm, hoặc headless macbook, …).

Có một vấn đề rất đau đầu với người sử dụng imam đó là không thể cài được Windows vào vì cứ đến bước setup Win là màn hình sẽ bị tối đen, cắm màn hình ngoài không nhận, không thể setting tiếp được nữa.

Vấn đề này là do khi cài qua bootcamp, phải tới bước vào màn hình desktop Windows thì bộ driver Apple mới được cài, lúc đó mới xuất hình ảnh qua các cổng được. Nếu ko có màn hình tích hợp thì sẽ ko nhìn thấy gì để setup đến bước vào desktop.

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách cài Windows vào imam cho các bạn. Sẽ có 2 phương pháp khác nhau, mình trình bày lần lượt, phương pháp số 1 sẽ cần 1 dongle kết nối mạng cho macbook. Phương pháp thứ 2 tuy phức tạp hơn nhưng sẽ sử dụng hoàn toàn bằng phần mềm để đánh lừa macOS bật chip đồ hoạ tích hợp, tuỳ các bạn lựa chọn.

Bài hướng dẫn này sẽ cài Windows 10 pro dựa trên Macbook pro 15 inchs 2018 (đã tháo màn hình): con này chip intel core i7, có card màn hình rời là Radeon Pro 555X 4 GB, ngoài ra nó còn tích hợp sẵn Intel UHD Graphics 630 1536 MB trong cpu. Chỉ có 4 cổng typeC.

Phương pháp thứ 1:

Chuẩn bị: Dongle USB type C to ethernet, cáp mạng.

Bật Boot Camp Assistant, chọn Action > Download Windows Support Software, lưu thư mục này vào USB hoặc lên Google Drive.

Sử dụng Boot Camp Assistant cài Windows như bình thường. Sau đó Boot Camp Assistant sẽ khởi động lại máy vào môi trường cài Win, hãy setup như bình thường, nhớ chọn phiên bản Pro.

Sau đó Windows sẽ được cài, chờ qua 2 màn hình sau đây:


Sau đó máy sẽ khởi động lại, hiện logo Windows sau đó tối đen. Để nguyên đó 10 phút.

Nhấn và giữ phím nguồn trong 10 giây để macbook tắt.
Bấm bật nguồn, giữ phím Option, đến giai đoạn chọn ổ boot thì bấm mũi tên trái chọn boot vào MacOS

Sau khi vào MacOS, tiến hành cặt đài phần mềm Parallels

Bật Parallels lên, nhấn nút Use Boot Camp màu xanh góc dưới bên phải.

Lúc này màn hình setup sẽ hiện lên, bạn hãy tiếp tục setup cho đến khi vào được Win.




Sau đó tiến hành các việc sau đây:

  1. Cắm dongle USB-C to ethernet vào máy, cắm dây lan vào router.

  2. Xác nhận Windows đã có mạng internet bằng cách tắt mạng trên phần mềm Parallels (hình quả cầu phía trên thanh công cụ), nếu Win vẫn có mạng là được.

  3. Bật chức năng Remote Destop trong Win (Start > Settings > System > Remote Destop). Bật local account trong Win để login cho dễ.

  4. Cài thêm Teamviewer, login tài khoản, set Teamviewer tự động khởi chạy.

  5. Copy thư mục Windows Support Software vào Windows.

Sau đó hãy shutdown Windows trong Parallels, chọn Restart trong MacOS, nhấn và giữ phím option, chọn boot vào ổ Windows.

Chờ cho máy khởi động trong vài phút, sau đó bật phần mềm Teamviewer trên điện thoại hoặc máy tính khác lên để login vào Win, nếu không được thì sử dụng Remote Destop.

Sau khi login được vào Win thì tiến hành cài driver Boot Camp trong thư mục Windows Support là xong.

Kết thúc cách 1.

Phương pháp thứ 2:

Trong cpu Macbook có tích hợp chip đồ hoạ sẵn, tuy nhiên đặc điểm của Macbook là ra ngoài môi trường MacOS thì nó sẽ tắt chip này đi. Phương pháp này sẽ dùng apple_set_os loader đánh lừa MacOS khi boot vào Win nhưng vẫn giữ chip đồ hoạ tích hợp chạy, như vậy màn hình sẽ không bị tắt.


  • Khởi động macOS vào chế độ recovery mode bằng cách giữ nút Command-R khi boot (hướng dẫn)

  • Tắt System Integrity Protection (SIP) như hướng dẫn tại đây

  • Cài đặt Security Boot thành “No Security” (hướng dẫn)

  • Boot lại vào MacOS, tải file bootx64.efi tại đây.

  • Trong macOS, bật Boot Camp Assistant cài Windows, ngồi chờ nó đến khi nó restart máy thì nhấn và giữ nút Option, sau đó chọn boot ngược vào macOS

Bật Finder, vào ổ OSXRESERVED, vào thư mục efi > boot

Đổi tên file bootx64.efi thành bootx64_original.efi

Chép file bootx64.efi đã download vào đây.

Khởi động lại macOS, giữ phím option để boot vào ổ đĩa Win.

Setup theo quy trình, chờ khi máy khởi động lại hãy bấm giữ nút Option để boot ngược vào mac.

Cài phần mềm Clover Configurator lên mac.

Bật Clover Configurator chọn Mount EFI > Mount Partition

Vào ổ đĩa NONAME > /EFI/Boot

Đổi tên file bootx64.efi thành bootx64_original.efi
Chép file bootx64.efi đã download vào đây.

Khởi động lại máy vào Win (nên setting trong macOS mặc định boot vào Win, hướng dẫn ở đây)

Khi boot, bạn sẽ thấy màn hình này:

Sau đó bạn sẽ được boot tiếp vào Win để cài đặt bình thường mà màn hình không bị tắt.

Chúc thành công.

Sau khi cài thành công Windows, rất có thể bạn sẽ gặp các tình trạng sau đây:

  • Các chuyển động đồ hoạ của Windows như di chuyển, thu nhỏ cửa sổ rất lag
  • Tần số quét bị fix cứng vào 1.000Hz
  • Không thể cài driver của GPU rời, nếu tìm cách cài được thì driver AMD cũng sẽ không chạy
  • GPU báo lỗi ‘code 43’ trong device manager

Nguyên nhân là do máy Macbook sử dụng gmux để điều khiển việc tắt bật dGPU (card đồ hoạ rời), gmux thay đổi việc sử dụng dGPU và iGPU để tiết kiệm điện khi cần. Chip này được nhúng trong chip bảo mật T2.

Trong môi trường macOS, dù bạn tháo màn hình ra nhưng chip T2 vẫn cho phép dGPU chạy, tuy nhiên trong môi trường Windows, máy sẽ mặc định tắt dGPU đi gây ra các lỗi ở trên.

Hiện nay mình chưa tìm ra phương pháp dùng phần mềm nào để sửa chữa vấn đề này, chỉ có 1 cách là tháo board LCD nằm ở phần đáy màn hình macbook ra, gắn vào cáp DisplayPort trong main, chỉ khi đó máy mới active dGPU lên để sử dụng bình thường.

Do vậy, để tránh vấn đề trên, khi tiến hành tháo bỏ màn hình, hãy yêu cầu thợ tách cụm mạch LCD ra gắn trở lại main.

Lưu ý, nếu bạn sử dụng cách 2 bên trên thì hãy xoá file bootx64.efi custom đi nhé:

Vào ổ đĩa NONAME > /EFI/Boot
Xoá file bootx64.efi
Đổi tên file bootx64_original.efi thành bootx64.efi

Khi đó trong macOS và Windows thì máy vẫn sẽ nhận 2 màn hình và active GPU lên cho bạn sử dụng. Đây là ảnh board mạch đó:

Instructions for Installing Windows on a MacBook with a Broken Screen (headless Macbook)

Method 1:

Preparation: USB-C to Ethernet dongle, network cable.

  1. Open Boot Camp Assistant, select Action > Download Windows Support Software, and save this folder to a USB drive or Google Drive.
  2. Use Boot Camp Assistant to install Windows as usual. Boot Camp Assistant will then restart the machine into the Windows installation environment. Set it up as usual, making sure to select the Pro version.
  3. After the machine restarts, the Windows logo will appear, and then the screen will go black. Leave it for 10 minutes.
  4. Press and hold the power button for 10 seconds to turn off the MacBook.
  5. Turn it back on, holding the Option key, and at the boot drive selection screen, press the left arrow to choose to boot into macOS.
  6. Once in macOS, proceed to install Parallels software.
  7. Open Parallels, and click the “Use Boot Camp” button at the bottom right corner.
  8. The setup screen will appear, and you should continue the setup until you can access Windows.

Next Steps:

  1. Plug the USB-C to Ethernet dongle into the MacBook, and connect the network cable to the router.
  2. Confirm that Windows has internet access by disabling the network on the Parallels software (globe icon on the toolbar). If Windows still has internet, you’re good.
  3. Enable Remote Desktop in Windows (Start > Settings > System > Remote Desktop). Enable the local account in Windows for easier login.
  4. Install TeamViewer, log in, and set TeamViewer to start automatically.
  5. Copy the Windows Support Software folder to Windows.
  6. Shut down Windows in Parallels, select Restart in macOS, hold the Option key, and choose to boot into the Windows drive.
  7. Wait a few minutes for the machine to start up, then use TeamViewer on your phone or another computer to log into Windows. If that doesn’t work, use Remote Desktop.
  8. Once logged into Windows, proceed to install the Boot Camp drivers from the Windows Support Software folder, and you’re done.

Method 2:

The CPU in a MacBook has an integrated graphics chip, but the MacBook turns this chip off when it exits the macOS environment. This method uses the apple_set_os loader to trick macOS into keeping the integrated graphics chip running when booting into Windows, so the screen won’t go black.

  1. Boot macOS into recovery mode by holding the Command-R key during startup.
  2. Disable System Integrity Protection (SIP).
  3. Set Security Boot to “No Security”.
  4. Boot back into macOS and download the bootx64.efi file from here.
  5. In macOS, open Boot Camp Assistant to install Windows. Wait until it restarts the machine, then hold the Option key and choose to boot back into macOS.
  6. Open Finder, go to the OSXRESERVED drive, then navigate to the efi > boot folder.
  7. Rename the bootx64.efi file to bootx64_original.efi.
  8. Copy the downloaded bootx64.efi file into this folder.
  9. Restart macOS, hold the Option key to boot into the Windows drive.
  10. Follow the setup process, and when the machine restarts, hold the Option key to boot back into macOS.
  11. Install the Clover Configurator software on macOS.
  12. Open Clover Configurator, select Mount EFI > Mount Partition.
  13. Go to the NONAME drive > /EFI/Boot.
  14. Rename the bootx64.efi file to bootx64_original.efi.
  15. Copy the downloaded bootx64.efi file into this folder.
  16. Restart the machine into Windows (it’s recommended to set macOS to default boot into Windows).

After that, you will continue to boot into Windows and complete the installation without the screen turning off.

Good luck!