Kể từ 1/5/2020: Phương tiện vi phạm hành chính quá 30 ngày không người nhận

Theo Nghị định 31 bổ sung, chỉnh sửa một số điều tại Nghị định 115 ban hành năm 2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu Chính phủ vừa ban hành: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ được ghi trong quyết định tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian niêm yết công khai, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định.

Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu bằng quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.”

Thời hạn trước khi nghị định được sửa đổi là 1 năm thì sẽ áp dụng đối với các trường hợp xe không có chủ thừa nhận hoặc không có lý do chính đáng, nay đã được rút lại chỉ còn 30 ngày, anh em chú ý để tránh trường hợp đáng tiếc. Nếu như có công việc bận hay tương tự, có thể nhờ hoặc uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác để giải quyết thủ tục vi phạm hành chính nhé.

Nguồn: botuphap