1. Thứ nhất và quan trọng nhất, để hiểu được nhà Glazers có đang hoạt động hiệu quả hay không, chúng ta cần phải hiểu có bao nhiêu hình thái ownership – tính chất sở hữu, và cách từng loại được quản lý thế nào và ưu nhược điểm ra sao. Theo thông tin lượm lặt và tầm hiểu biết đại chúng của mình thì có mấy loại sau.
- Hình mẫu và lý tưởng nhất là dạng 50 + 1 của các đội bóng của nước Đức, nghĩa là CLB hoàn toàn sinh tồn và tự làm tự ăn dựa trên sự cân đối thu chi chính chủ. Các quyết định quan trọng Chủ Tịch đội bóng đều phải thông qua đại diện của hội CĐV để tiến hành vote, nếu được đa số phiếu thuận thì mới được thông qua và triển khai.
Đây là loại hình bền vững, sẽ không bao giờ có những trường hợp phá sản hoặc ngắc ngứ chết trôi như những đội bóng khác. Tuy nhiên, ngoại trừ đội bóng hùng mạnh - Bayern Munich, tất cả các đội bóng khác của Đức đều rất nghèo và gần như không có sức cạnh tranh ở đấu trường quốc tế. Tiềm lực tài chính kém lý do là họ không được phép nhận bất cứ nguồn tài trợ không tên nào từ bên ngoài vì đặc thù quản lý như đã kể trên. Ưu điểm của cách quản lý này đấy là thúc đẩy phát triển và đào tạo trẻ cực mạnh mẽ. Từ đó nền bóng đá quốc gia nói chung được hưởng lợi rất nhiều.
- Mô hình thứ hai, đó là như Barcelona và Real Madrid và có lẽ khá nhiều các đội bóng TBN đang vận hành. Đó là ghế chủ tịch thì vẫn là do người hâm mộ quyết. Thượng tầng đội bóng sẽ có một team chuyên biệt để gánh việc bầu cử mỗi bốn năm. Vị chủ tịch này sẽ là người quản lý hết các hoạt động đối nội đối ngoại và cả chuyên môn nếu họ muốn.
Tuy nhiên, người hâm mộ vẫn sẽ có tiếng nói rất lớn trong quá trình hoạt động, giống như cách mà các culé đang biểu tình đòi Bartomeu từ chức vì thành tích nghèo nàn của Barcelona những năm gần đây vậy. Đây là mô hình dân chủ nhất, tránh được các trường hợp tham nhũng lạm quyền, hay tư duy và tầm nhìn hạn chế của người lãnh đạo gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đội bóng, đồng thời cũng cho phép CLB tận dụng tối đa các nguồn đầu tư ngoài.
- Mô hình thứ ba, phổ biến nhất ở Anh Quốc, đấy là dạng sở hữu cá nhân. Nghĩa là đội bóng sẽ thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của một cá nhân hoặc một tập đoàn thứ ba do họ đã bỏ tiền ra mua lại phần lớn cổ phần (>50%) hoặc thậm chí 100% CLB. Do đó, họ có toàn quyền quyết định các chiến lược phát triển cho CLB, và họ cũng có thể vứt CLB đấy đi như một món đồ chơi nếu họ chán.
Ưu điểm của hình thức sở hữu này là trong một vài trường hợp, với tiềm lực tài chính không đáy và một tầm nhìn chiến lược tốt, CLB sẽ phất lên rất nhanh, điển hình như Chelsea hay ManCity.
Nhược điểm thì nhiều vô số, đó là CLB rất dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ, thậm chí phải báo phá sản nếu nguồn tiền viện trợ bị cắt. Điển hình như Portsmouth, Leeds, QPR, ban đầu thì bơm tiền rất nhiều do họ thích, sau khi họ đã chán thì họ bỏ bê rồi để mặc CLB tự xoay xở. Hoặc thậm chí có thể kể đến cả Arsenal với tình trạng tài chính nghèo nàn suốt gần chục năm gần đây do giới chủ chỉ coi CLB như một công cụ để kiếm tiền, chứ không đầu tư ngược lại CLB.
Bên cạnh đó, người hâm mộ chẳng có tí tiếng nói nào, vì xét về mặt pháp lý, CLB là tài sản cá nhân của chủ tịch, họ muốn làm gì với nó cũng được cả. Nếu các CLB Đức sống bằng lợi nhuận của chính họ, thì đại đa phần các CLB ở Anh Quốc đang nắm với những khoản lỗ khổng lồ do đặc thù về kinh tế quốc gia và mô hình quản lý.
2. Nhà Glazer thì rơi vào kiểu thứ ba, rõ rồi. Các bạn cũng có thể tìm được một bản tấu chương dài như sớ cúng ở đây nếu thích, họ có chỉ rõ rất nhiều các vấn đề hiện tại của CLB dưới thời Glazer được chứng minh bằng các con số thống kê rất rõ ràng. #GlazersOut - Những điều bạn cần biết
Nhưng đây cũng là lần thứ N mình muốn nói rằng, các con số thống kê cần có một bối cảnh đúng để áp vào và phân tích, nếu không nó sẽ khiến cho sự việc bị nhìn sai chẳng kém cái việc phân tích chiến thuật thuần cảm tính mà không sử dụng số liệu.
3. Vậy, tại sao nhà Glazer đang làm tốt việc quản lý ở ManUtd mà mình nghĩ tốt nhất là cứ để họ làm ít nhất trong khoảng 3-5 năm nữa. Quên các con số thống kê bên trên đi, vì nó chẳng liên quan tí quái nào cả. Để xử lý dứt điểm một vấn đề, chúng ta cần phải tìm ra cốt lõi nguyên nhân,chứ không phải suy gan thì cho uống thuốc bổ thận rồi mong bệnh ung thư sẽ chóng lành.
- Đầu tiên, phải hiểu rõ rằng ManUtd đang kiếm tiền và phát triển thương hiệu quá tốt mặc cho thành tích cực kỳ nghèo nàn trên sân bóng. Thực sự mà nói, Ed Woodward đang làm quá tốt mảng thương mại.
- Doanh thu hiện tại của CLB đạt mốc £152.1m, tăng £15m cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ròng tăng £7.7m (11.6%). - Doanh nghiệp mẹ của ManUtd tăng trưởng thần tốc, lợi nhuận quý 2nd 2019 đạt £14.2m, tăng 94.5% so với cùng quý 2nd năm 2018.
- Dự kiến năm 2019, tổng thu nhập sẽ đạt mức £630m và thu nhập ròng sẽ là £190m.
- Báo cáo quý 2nd 2019 cho hay, riêng tiền vé đem lại cho Quỷ Đỏ £31.7m, tăng 1.9% cùng kỳ năm ngoái.
Article ở link trên cho biết, nhà Glazer chỉ đầu tư có 19% doanh thu ngược trở lại cho các vụ chuyển nhượng của CLB, con số quá thấp so với Everton (60%), hay ManCity (43%), hoặc Liverpool (47%). Vấn đề là, các bạn phải hiểu rõ ManUtd kiếm tiền hiệu quả hơn rất nhiều so với ManCity hay Liverpool, gây nên tỉ lệ chênh lệch về số phần trăm. Từ năm 2013 đến này, Manchester United đã chi 803 triệu Bảng, con số tương tự của ManCity là 917 triệu Bảng, 693 triệu Bảng cho Liverpool.
Nhìn con số trên, các bạn thấy liệu nhà Glazer có tái đầu tư lại cho ManUtd không, rõ ràng là có, thậm chí là cực kỳ tích cực, vấn đề là các bạn đang bị định hướng theo dư luận mà quên đi, hoặc cố tình lờ đi những cái họ đang làm thôi.
- Thứ hai, mình khẳng định lại một lần nữa, nhà Glazer suốt từng đấy năm sở hữu ManUtd, họ không hề can thiệp vào chuyên môn. Sự đi xuống của thành tích 100% vấn đề nằm ở những quyết định chuyển nhượng và quản lý vi mô kém cỏi, mà lỗi trực tiếp từ Ed Woodward, Matt Budge và HLV trưởng. Nhà Glazer chỉ có một vai trò duy nhất, đó là duyệt chi các khoản đầu tư lớn hàng năm, thứ mà họ đang tỏ ra quá hào phóng như những con số mình đã liệt kê bên trên. ManUtd chưa bao giờ thiếu tiền, họ chỉ không biết tiêu đúng cách, và thường xuyên ném tiền qua cửa sổ vô tội vạ, để rồi đến khi ăn trái đắng thì người hâm mộ lại đổ hết lỗi lên nhà Glazer không chi tiền. Công lý ở đâu vậy ???
- Thứ ba, sự yếu kém trên TTCN nguyên nhân là ở khâu đàm phán, chứ không phải tiềm lực tài chính kém. ManUtd luôn bị ép giá khi tham gia chuyển nhượng, chứ không phải thiếu tiền. Các bạn cứ mơ đến một ngày được Arab mua lại và họ bơm tiền vô tội vạ để mua sắm. Xin hãy nghĩ lại, mình sẽ giải thích thêm ở đây.
Hiện giờ ManUtd đi chợ theo mô hình:
A (giá trị thực của cầu thủ) + B (mức độ bị ép giá) = C (tiền chuyển nhượng thực tế).
Những đội bóng hoạt động chuyển nhượng tốt, ví dụ như Real Madrid thì B luôn nhỏ nhất, A luôn gần với C nhất để tối ưu nhu cầu dựa theo D (ngân quỹ chuyển nhượng). Nhưng ManUtd thì B luôn là to nhất, và việc nhân đôi D lên cũng không giúp gì cho việc giảm B xuống, mà biến số B sẽ luỹ thừa lên theo mức tăng của D thôi. Không giải quyết gì cả, mà hậu quả thì sẽ cực kỳ lớn như phần đầu tiên mình đã nói. CLB sẽ cực kỳ khốn đốn khi giới chủ bơm tiền vô tội vạ, rồi khi chán họ cắt viện trợ, tuyên bố phá sản – án tử cho bất cứ CLB nào sẽ trực chờ trước mắt.
Sanchez, cầu thủ hưởng lương cao nhất MU nhưng tỷ lệ nghịch với đóng góp cho đội bóng
4. Chốt ở đây. ManUtd là tài sản cá nhân của nhà Glazer, và những số nợ khổng lồ mà ManUtd đang phải gánh là có thật, tuy nhiên, họ đang quản lý và định hướng với một chiến lược dài hơi và lợi ích bền vững lâu dài, chứ không phải dạng vắt sữa bỏ vỏ như những gì Kroenke đang làm ở Arsenal.
Và bởi vì họ là những nhà làm kinh tế lỗi lạc, nên trong tình huống xấu nhất, đó là họ không còn cảm thấy ManUtd thích hợp để họ kiếm lời nữa, thì họ sẽ bán CLB lúc được giá nhất để tối đa hoá nguồn thu của họ. Và những khoản nợ của CLB sẽ lại chuyển sang tay người chủ mới, một vấn đề quá sức bình thường với những business man. Nên chắc chắn 1000% ManUtd sẽ không bao giờ rơi vào tình cảnh của Arsenal như một số bạn lo ngại, chuyên môn vừa yếu kém mà tài chính thì hèn kém.