Người tàu làm nông nghiệp hay câu chuyện chính phủ TQ đã phá hoại văn hóa Tây Tạng như thế nào

Trung Quốc nuôi hơn 1 tỷ dân của họ như thế nào?

Trăm nghe không bằng một thấy, mời các bạn mở Google Earth và xem điều gì đang diễn ra ở TQ. Truyền thông phương Tây (và cả phương Ta) ít khi nói về điều này.

Tôi sẽ dẫn các bạn đi và chỉ cho các bạn xem

Đây là các tọa độ

Vị trí 1: Ningde Bay, Fujian, China (26°43’02.8"N 119°57’45.2"E)

Vịnh Ninh Đức, Phúc Kiến

Điểm đến đầu tiên của chúng ta là vùng vịnh ở tỉnh Phúc Kiến

image

Zoom vào, ta có thể thấy hàng triệu nhà và lồng nổi trên mặt biển

image

Nếu tìm quanh vùng bờ biển từ Chiết Giang tới Quảng Đông, ta có thể thấy lồng bè như thế này ở khắp mọi nơi

image

Đó chính là các “trang trại hải sản”

image

Thay vì đi ra biển đánh bắt, họ tự nuôi trồng hải sản và kiếm được nhiều tiền hơn từ nuôi cá, tôm, cua ghẹ, ngao sò, vv…

image

Vậy người TQ tiêu thụ bao nhiêu hải sản?

Ước tính lượng tiêu thụ hải sản toàn cầu vào khoảng 143.8 triệu tấn mỗi năm, trong đó riêng TQ chiếm tỉ lệ lớn nhất (65 triệu tấn, 45% của toàn thế giới), theo sau đó là EU (13 triệu tấn), Nhật Bản (7.4 triệu tấn), Mỹ (7.1 triệu tấn) và Ấn Độ (4.8 triệu tấn) (nguồn EU SCIENCE HUB)

Dân số TQ và Ấn Độ gần như tương đương nhau, nhưng TQ tiêu thụ lượng hải sản nhiều hơn 12 lần so với Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ có vị trí địa lý tốt hơn khi được bao quanh bởi vùng biển ấm, có tiềm năng hải sản dồi dào.

Trong 65 triệu tấn hải sản tiêu thụ ở TQ, chỉ 15 triệu tấn được đánh bắt trong tự nhiên, 50 triệu tấn còn lại từ các “trang trại hải sản”. Mặt khác, 90% lượng hải sản tiêu thụ của Nhật Bản là từ tự nhiên. Nhờ có các “trang trại” này, các gia đình TQ bình thường cũng có thể có hải sản trong bữa ăn hàng ngày. Đây là 1 bữa ăn gia đình thông thường: có nhiều món trong đó là hải sản!

image

Vị trí số 2 : Nam Tầm, Hồ Châu, Chiết Giang (30°46’14.5"N 120°09’02.9"E)

Điểm đến thứ 2 của chúng ta là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn giữa sông Trường Giang, Thái Hồ và sông Tiền Đường. Nhờ có nguồn nước ngọt dồi dào mang theo phù sa từ thượng nguồn, khu vực phì nhiêu này là nơi sinh sống của trên 100 triệu người. Đây là 1 trong những khu vực có mật độ dân lớn nhất TQ. Khu vực này rất giống các vùng đồng bằng ở Bangladesh, Tây Bengal, Ấn độ hay Saigon, Vietnam (Đồng bằng sông Cửu Long) vv…

image

Ở đây TQ làm gì khác so với các vùng đồng bằng đông dân cư ở Ấn độ và Bangladesh?

Thay vì trồng lúa nước, nông dân TQ đã trồng đa dạng các loài “thủy sản” có giá trị cao hơn và làm giàu cho họ hơn so với trồng lúa. Nếu zoom lên, ta sẽ thấy hàng triệu hồ cá thay vì là đồng lúa. Bên cạnh hồ cá là rất nhiều các loại cây được trồng xung quanh

image

Đó là các cây dâu trồng để nuôi tằm. Qua hơn 2000 năm, người TQ đã phát triển nhiều mô hình sinh thái nông nghiệp bền vững ở khu vực này. Một mô hình tuần hoàn sinh thái nổi tiếng nhất là mô hình Cá–Dâu-Tằm được mô tả trong hình sau:

image

Người nông dân TQ đã khai thác mô hình sinh thái để nuôi cá + dâu tằm hàng ngàn năm trước cả khi có khái niệm về “phát triển bền vững”. Ngày nay, mô hình được nâng tầm lên thành nhiều vòng tuần hoàn có thể khai thác trên cùng 1 mảnh đất.

image

Tuy nhiên, để có thể nuôi nhiều cá hơn trong hồ, người ta cần sục thêm khí nếu không cá sẽ không thể thở. Trong hình sau, ta có thể thấy máy sục khí là chấm trắng ở giữa các hồ.

image

Để sử dụng máy sục khí thì mỗi hồ cá đều phải được cấp điện. Vậy phải làm thế nào? Bạn đoán đúng rồi : sử dụng điện mặt trời trên hồ cá.

Qua Google Earth, ta có thể thấy các hồ cá điện mặt trời đang thay thế dần 1 số hồ cá dâu tằm truyền thống.

image

Hình trên : bên trái là hồ cá dâu tằm truyền thống. Bên phải là hồ cá điện mặt trời.

Người nuôi cá và người nông dân bị bắt buộc phải học các công nghệ điện mặt trời mới nhất và các kỹ thuật nuôi trồng bền vững, được các chuyên gia của chính phủ đào tạo.

Tại sao quan chức địa phương TQ lại tích cực phổ biến công nghệ cao cho nông dân? Để có thể thăng chức, anh ta phải thể hiện “năng lực chính quyền”. Trong đó việc phổ biến hồ cá - điện mặt trời là 1 trong những cách ghi điểm tốt nhất để thăng chức vì nó phù hợp với chủ trương phát triển bền vững.

Từ đây bạn có thể hiểu vì sao TQ thống trị thị trường thế giới về sản xuất lụa (84%), cá nước ngọt (66%) và năng lượng mặt trời (25.8%). Ở các vùng Chiết Giang, Giang Tô, người nông thôn ăn cá hàng ngày. Người ta bảo vì thể mà dân ở các vùng đó thông minh hơn dân nơi khác.

Nông nghiệp sinh thái phương án 2 : củ sen - cá

Trong hồ cá, người ta còn có thể trồng các loại rau khác cùng với cá. Một trong những loại phổ biến nhất là củ sen. Sản lượng củ sen của TQ là 11 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lượng toàn thế giới và chiếm 60% xuất khẩu toàn thế giới. Không chỉ được tiêu thụ bởi người TQ, hầu hết củ sen xuất khẩu được bán cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam

image

image

Nông nghiệp sinh thái phương án 3 : dầu hạt cải, cá và cua

Người ta trồng cải với cùng 1 mô hình như trên. Thay vì phân bón, mỗi mùa đông, người nông dân sẽ đào bùn dưới đáy ao hồ và đắp lên bờ. Trên đó họ sẽ trồng các loại cây khác nhau như hạt cải, khoai môn. Sau hàng ngàn năm canh tác, cánh đồng của họ trở thành như thế này:

image

Vị trí : Duotian(垛田镇), Hưng Hóa, Giang Tô 32°56’51.9"N 119°51’50.4"E

Ở đây không có đường bộ. Người ta chỉ có thể đi lại bằng thuyền. Tất nhiên, đây cũng là lý do mà TQ là nhà sản xuất dầu hạt cải hàng đầu thế giới (22% sản lượng toàn cầu)

Chưa kể tới là ngành công nghiệp nuôi ong mạnh mẽ nhờ cây cải, TQ chiếm hơn 30% sản lượng mật ong toàn thế giới.

image

image

Trên thực tế, 1/3 lượng mật ong được tiêu thụ ở Mỹ được nhập trực tiếp hay gián tiếp từ TQ. Để tránh thuế của Mỹ, các thương gia TQ sẽ xuất mật ong sang Ấn Độ, Phillipines và Malaysia. Ở đó người ta sẽ thay nhãn hiệu và biến chúng thành sản phẩm nội địa sau đó bán sang nước Mỹ. Tôi chắc rằng điều này cũng xảy ra với các sản phẩm khác nữa.

image

Ngoài mật ong, khu vực này còn là nơi nuôi loài cua đồng Trung Quốc nổi tiếng. Chúng có thể được bán với giá $60/kg, khá cao nên chỉ được tiêu thụ chủ yếu bởi tầng lớp trung lưu.

image

Vị trí thứ 3 là vùng cao nguyên rộng lớn ở Sơn Đông (36°44’15.9"N 118°44’14.7"E)

image

Zoom lên thì ta có thể tìm thấy hàng triệu ngôi nhà sáng màu. Thử nhĩn xung quanh ta sẽ thấy chúng ở khắp mọi nơi

image

Đó là các nhà kính có thể kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm để trồng rau và hoa quả

image

Bên trong nhà kính, người ta có thể trồng đủ loại rau củ quả khác nhau nhiều lần trong 1 năm, bất kỳ thời gian nào trong năm. Có nghĩa là bạn có thể thu hoạch rau củ quả gấp nhiều lần hơn so với 1 cánh đồng thông thường.

image

Vì thế, các nhà kính này có thể cải thiện đáng kể năng suất nông nghiệp trong cùng 1 diện tích hạn chế. Điều này cực kỳ phù hợp với người TQ. Để có thể thăng quan tiến chức, các quan chức địa phương ở Bắc TQ buộc cử tri của họ - người nông dân phải lắp đặt các nhà kính với các khoản vay từ “Ngân hàng nông nghiệp TQ”.

Hơn thế nữa, họ còn buộc người nông dân phải lắp đặt các hệ thống giám sát IoT (Internet of Things) trong nhà kính. Nhà nông bị buộc phải đi học trong các “trại huấn luyện” sử dụng điện thoại thông minh để giám sát tình trạng nhà kính bao gồm : CO2, ánh sáng, nhiệt độ đất, v.v…

image

Kết quả là, theo FAO, sản lượng và tiêu thụ rau quả của TQ vào khoảng 700 triệu tấn/năm, nghĩa là khoảng 40% lượng tiêu thụ toàn thế giới. So sánh với Ấn Độ (180 triệu), TQ đạt gấp 3.8 lần sản lượng rau quả, mặc dù phần đông dân số Ấn Độ là người ăn chay, và mặc dù diện tích đất nông nghiệp TQ nhỏ hơn của Ấn Độ. Chìa khóa của vấn đề là nhà kính

Nhờ có nhà kính, người TQ có rau xanh rẻ và đa dạng hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, và họ có quanh năm. Bạn có thể tra cứu trên Wikipedia, TQ dẫn đầu tất cả các bảng xếp hạng sản xuất các loại rau phi nhiệt đới (non-tropical) và vượt xa vị trí thứ 2.

image

Vị trí thứ 4 : Lhasa, Tibet, China (29°41’52.3"N 91°09’18.6"E)

Vị trí thứ 4 cũng là về nhà kính, nhưng ở Tây Tạng. Dùng Google Earth và đi tới bất kỳ thị trấn nào ở Tây Tạng. Bạn cũng luôn thấy nhà kính.

image

Chính phủ TQ cũng đã ép buộc người dân xây dựng rất nhiều nhà kính trên cao nguyên Tây Tạng. Người dân Tây Tạng bây giờ không còn thời gian đi chùa thờ cúng nữa, bây giờ họ phải làm việc trong các nhà kính để trồng cà chua. Đức Dailai Lama hẳn không thích điều này.

image

Hậu quả là, giá rau quả trung bình ở Tây Tạng đã sụt giảm 90% trong thập niên qua và người ta không còn phải nhập khẩu rau quả từ các nơi khác đến nữa.

Trong lịch sử, hầu hết người Tây Tạng chỉ ăn thịt bò, sữa, pho mai và bánh mỳ. Họ không thể nào gieo trồng được gì do khí hậu khắc nghiệt. Chỉ có các giáo chức mới có quyền được ăn rau. Đây chính là bằng chứng cho thấy chính phủ TQ đã phá hoại văn hóa Tây Tạng và bắt tất cả phải ăn rau.

Vị trí 5 : Tân Cương 43°43’51.2"N 80°35’21.5"E.

Kokdala là 1 thành phố phía bắc Tân Cương, giáp biên giới Kazakhstan về phía Tây. Đây là hình ảnh vệ tinh của vùng biên giới giữa TQ và Kazakhstan

image

Bạn có thể thấy rõ ràng có nhiều cánh đồng xanh hơn ở bên phía TQ. Bên phía Kazakhstan chỉ là đất hoang.

image

Thật ra, đất ở đó đều là đất phèn (acid) và có rất ít nước để có thể gieo trồng. Bạn chỉ có thể có nước khi băng tan từ các ngọn núi xung quanh. Đối với người dân Kazakhstan, trồng trọt trên mảnh đất này là quá đắt, và sau đó họ không có thị trường để tiêu thụ sản phẩm . Bởi vậy người Kazaks bên Kazakhstan đã quyết định bỏ hoang không trồng trọt gì cả.

Bên phía TQ, tất cả diện tích đất hoang trên được canh tác bởi đơn vị đặc biệt của chính phủ : XPCC

Đây là 1 DN nhà nước có nguồn gốc quân đội. XPCC đã tuyển mộ 2.6 triệu lao động và nông dân bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, vận hành như 1 tổ chức khổng lồ. Do có quy mô lớn, chi phí vận hành đã giảm và có đầu ra sản phẩm trực tiếp vào thị trường nội địa TQ.

Trong 3 thập kỷ vừa qua, hàng năm XPCC đã gửi các chuyên gia nông nghiệp sang Israel để học tập các công nghệ nông nghiệp tiên tiến trên cùng khí hậu sa mạc tương tự. Các sinh viên TQ sau đó quay trở lại và canh tác vùng đất trên với các công nghệ tiên tiến nhất như tưới nhỏ giọt v.v… Một khi các công nghệ mới đã chứng minh hiệu quả, họ lại bán lại các mảnh ruộng đó cho các hộ gia đình Ngô Nhĩ, Hán và Kazak địa phương hoặc thuê họ làm việc trực tiếp trong tổ chức hợp tác xã.

Một vài người Ngô Nhĩ, Kazak sau đó được đưa vào các “trại huấn luyện”, ở đó họ bị buộc học tiếng Quan Thoại và các kỹ thuật tưới nhỏ giọt tiên tiến nhất để tiết kiệm nước và chi phí.

image

Nhờ có công nghệ tưới nhỏ giọt của người Israel và TQ, họ đã làm cho vùng đất hoang ở Tân Cương ngày càng trở phì nhiêu hơn.

image

Vậy họ đang trồng gì trên mảnh đất mới này?

Cà chua, ớt, dưa hấu, nho và bông. Tất cả chúng đều có thể bán giá cao hơn lúa mì.

image

Vì có khí hậu nhiều nắng, gió và lạnh về đêm của Tân Cương, các sản phẩm của họ thường ngon ngọt hơn, nhờ đó có thể bán giá cao hơn.

Trên thực tế, năng suất nông nghiệp ở Tân Cương cao hơn cả nhu cầu của thị trường nội địa. Thay vì để “thị trường tự do” tự điều tiết, có thể làm giảm giá thành và gây thiệt hại cho người nông dân Ngô Nhĩ, XPCC, là 1 doanh nghiệp nhà nước, đã đẩy mạnh bán các sản phẩm đó ra thế giới với giá cao hơn và tới nhiều quốc gia hơn.

Vậy nếu các nước không muốn mua các sản phẩm đó thì sao?

XPCC dựa vào quyền lực (superpower) của TQ để ép các nước phải tiêu thụ các sản phẩm đó trên các điều khoản mà họ không thể từ chối. Chiến thuật này học chính từ mô hình nông nghiệp của nước Mỹ. Đó chính là điều mà nước Mỹ vẫn đang làm. Đó chính là định nghĩa của chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Mỗi khi ông Tập đến thăm 1 quốc gia, ông cũng có trách nhiệm bán hàng cho quốc gia đó bằng cách ký các hiệp định thương mại.

Nếu bạn không tin, chúng ta sẽ đến xem địa điểm tiếp theo

Địa điểm 6 : Bayingol, Tân Cương 42°18’36.1"N 86°36’15.4"E

image

Khoảng đất gì mà lại có màu đỏ ở giữa sa mạc thế nhỉ?

image

Zoom lên ta sẽ thấy đó là đất “cà chua” – hàng tỷ quả cà chua, bạn có thể hình dung ra quy mô của nó.

image

image

Lần tới, khi bạn ăn mỳ Ý, bánh mỳ kebab, hay đang chấm tương cà Heinz, rất có thể là bạn đang ăn cà chua từ Tân Cương. Có thể chúng ko đến trực tiếp với bạn, chúng có thể đi qua 1 nước thứ 3 và thay đổi nhãn hiệu, giống như với mật ong.

TQ sản xuất ra 56.3 triệu tấn cà chua mỗi năm và thống trị 1/3 lượng xuất khẩu cà chua toàn thế giới. Trong đó trên 14 triệu tấn là từ Tân Cương. Bạn có thể xác minh điều đó qua bảng top 10 công ty sản xuất tương cà trên thế giới

· COFCO Group (China) 2nd

· Xinjiang Chalkis Co. Ltd (China) 3rd

· Fuyuan Agriculture Products Limited (China) 6th

· Heinz (United States) 7th

· Xinjiang Tianye Co., Ltd. (China) 15th

Các công ty này ít nhiều đều là nhà phân phối lại từ XPCC và chính phủ TQ. Qua các công ty này, phần lớn lợi nhuận quay trở lại với người nông dân Tân Cương. Và mới đây nhất, TQ đã cố gắng bán cà chua của Tân Cương tới Đông Âu thông qua “Một vành đai, một con đường”. Và sau chuyến thăm Italy mới đây của ông Tập vào tháng 3, không thể biết được Italy có quan tâm tới cà chua của Tân Cương hay không. Truyền thông của phương Tây sẽ không cho bạn biết đâu.