Những đứa trẻ xấu số - VnExpress

Năm 1990, Việt Nam trở thành nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em. Chúng ta có Luật trẻ em, có các tháng hành động vì trẻ em. Câu khẩu hiệu “Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội” vẫn thường xuyên được nhắc tới. Những thành tích bảo vệ trẻ em mà Việt Nam đã đạt được, chúng ta cũng đã được biết nhiều qua báo đài.

Nhưng hãy nhìn thái độ của một quốc gia chưa hề ký vào Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc, nước Mỹ.

Có một câu chuyện nổi tiếng trên truyền thông Mỹ mấy năm nay. Bé gái Leslie 9 tháng tuổi nghịch máy uốn tóc và bị một vết bỏng ở chân. Bà mẹ đơn thân Mercedes không cho con đi khám mà tự chăm sóc tại nhà. Vụ việc được thông báo cho chính quyền. Nhân viên của cơ quan bảo vệ trẻ em có mặt và yêu cầu được xem xét vết thương của Leslie. Mercedes chống đối. Chính quyền nhận định rằng cô không đủ năng lực nuôi dạy các con. Họ quyết định cách ly cả hai đứa con khỏi mẹ.

Để giành lại quyền nuôi con, Mercedes phải tham gia các khóa học làm cha mẹ được chỉ định, các hội thảo về đảm bảo an toàn cho trẻ em. Mercedes bị yêu cầu phải cai nghiện ma túy. Nơi ở của cô được kiểm tra đột xuất thường xuyên. Cuộc chiến giành lại quyền nuôi con của Mercedes kéo dài hơn chục năm trời. Trong suốt thời gian đó, hai đứa trẻ được giao cho các cha mẹ nuôi được chính quyền lựa chọn.

Câu chuyện của Mercedes, bắt đầu từ một vết bỏng, là một điển hình cho những vụ cha mẹ mất quyền nuôi con diễn ra thường xuyên khắp nước Mỹ. Việc thi hành các chính sách bảo vệ trẻ em tại đất nước này còn bất cập, ẩn chứa sự cực đoan và phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, được ghi nhận ở đây là một thái độ, một quan điểm bảo vệ trẻ em thực tế và quyết liệt.

Bảo vệ trẻ em không chỉ cần đến lương tâm, trách nhiệm và sự tự nguyện. Bảo vệ trẻ em không chỉ trông chờ vào các cuộc vận động của cơ quan đoàn thể, các chiến dịch nâng cao nhận thức và các tháng hành động. Bảo vệ trẻ em phải được luật hóa cụ thể, được thực thi rốt ráo với một bộ máy tư pháp và các cơ quan hỗ trợ hoạt động hiệu quả.

bảo vệ trẻ em còn cần tiền nữa, một nước nghèo đói với chính quyền kém hiệu quả, chỉ hô hào mồm, đéo có tiền mà cách ly trẻ em khỏi cha mẹ xấu

Thực ra cái này không nhờ vả vào ai được, tự thân bố mẹ phải phòng ngừa thôi, nước nghèo, các tiêu chuẩn còn loạn xà ngầu thì không nên trông mong vào ai được.

Hôm qua xem VTV thấy Mỹ giờ nó lập cái gọi là “safe place” cho trẻ em, nghĩa là 1 cái nhà được đặt ở những nơi dễ tiếp cận, trẻ con có thể vào đó bất cứ lúc nào nếu thấy ko an toàn, bị bắt nạt chẳng hạn, sẽ có người tiếp. Rất thực tế và chẳng cần nhiều tiền.

1 Like