Những phong tục tập quán đáng sợ của Trung Hoa

Dịch bởi: Tiêu Dao Thư Quán.
(Julia Nguyen Redirecting...)

  1. Minh hôn

image

Ngày 28 tháng 3 năm 2005, tại nhà ga Tây An, một người đàn ông khiêng trên vai hai cái túi bện, dáng vẻ gấp gáp. Bên trong túi bện là “hàng hóa” có giá trị 3000 NDT, ở thời điểm đó đây là một số tiền rất lớn, đồng thời còn là món lợi bất chính. Bởi vì “hàng hóa” này chính là hài cốt của sáu phụ nữ hắn vừa trộm được. Tất cả những hài cốt này gắn liền với tập tục vô cùng đáng sợ kéo dài hơn 3000 năm - Minh hôn.

Minh hôn, chính là kết hôn cùng người chết, hay còn gọi là quỷ hôn, âm hôn. Tập tục này xuất hiện lần đầu tiên ở thời Tây Chu, trong 《Chu Lễ》Lý Tằng có viết: Cấm người chịu tang và gả cho người chết yểu.

Với thái độ đó cho thấy là muốn ngăn cấm tập tục này.

Minh hôn được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất, người chết kết hôn cùng người sống. Ở thời điểm nam nữ đã đính hôn nhưng sau đó một trong hai bất hạnh qua đời thì người còn lại vẫn phải sử dụng những vật dụng (con vật) đại biểu cho người chết tiếp tục cử hành hôn lễ. Nếu người nữ chết người nam cưới, gọi là “Cưới vợ quỷ”, sau đó nhà trai có thể cưới vợ khác, mà người nam chết người nữ gả thì gọi là “Ôm bài vị thành thân”, khác với vế trước chính là sau đó người nữ không thể kết hôn cùng người khác nữa. Loại thứ hai, người chết kết hôn cùng người chết. Ở thời Tam Quốc, con trai Tào Tháo là Tào Xung không may năm 13 tuổi chết yểu. Tào Tháo liền tìm tới nhà Chân thị cũng có con gái chết yểu, trịnh trọng cử hành minh hôn. Đây là đoạn lịch sử vô cùng nổi tiếng về tập tục người chết và người chết kết hôn.

Những người nam nữ khi còn sống chưa từng có hôn ước, sau khi chết đi gia đình họ lo lắng cuộc sống bên kia cô quạnh bất an, vì thế liền tìm một người kết minh hôn, làm vợ chồng minh thế. Loại minh hôn này, thời cổ gọi là “Thiên táng”, thời nay gọi là “Kết âm thân”.

Thời cổ đại lấy nho học làm nền tảng tư tưởng chủ đạo. Mà minh hôn thì đi ngược hoàn toàn với lễ giáo nho giáo, từ khi minh hôn xuất hiện cho đến nay vẫn luôn bị các học giả phê bình gay gắt, cho rằng phong tục này vô cùng hoang đường. Chẳng qua người nói thì nói, cấm thì cấm, nhưng làm thì vẫn làm, tuy rằng minh hôn không được người đời chấp nhận, nhưng minh hôn đã là phong tục thịnh trong nước mấy ngàn năm qua, chưa hề gián đoạn.

“Sợ hãi người chết” đây chính là nguyên nhân khiến phong tục xấu này đứng vững không đổ, ở tư tưởng hủ lậu thời đó vẫn tin tưởng sự tồn tại của linh hồn. Hơn nữa theo quan điểm của người Trung Hoa, linh hồn được chia làm 2 loại, một là “Quỷ”, hai là “Tổ linh” (linh hồn tổ tiên). Từ xưa đến nay, dân gian đều tin tưởng tổ linh nhân từ che chở phù hộ gia đình, sẽ không hại con cháu. Cho nên mỗi khi đến ngày giỗ hay lễ tết chúng ta đều phải cúng bái tổ tiên, là do nguyên nhân này. Tương phản, khiến bọn họ chân chính sợ hãi là quỷ hồn, còn là loại chết yểu, hồn phách không có chỗ quay về.

Quỷ không có chốn về, ắt sẽ mang oán khí. Vì để trấn an vong hồn, minh hôn không thể nghi ngờ chính là một cách hay để lấy lòng quỷ, tìm kiếm sự bảo hộ. Trong truyền thống Trung Hoa, con cái lấy chữ “Hiếu” làm đầu, mà con cái cũng là trách nhiệm của cha mẹ, cử hành minh hôn cũng là một kiểu bày tỏ tình cảm tha thiết yêu thương con.

Căn cứ vào hai nguyên nhân trên, mặc dù minh hôn bị lên án nhưng phong tục này vẫn được thờ phụng và truyền thừa. Sự tồn tại và thịnh hành của minh hôn tất nhiên sẽ kéo theo những sự việc tương quan, có cầu ắt có cung, và một nghề nghiệp mới được sinh ra ____ “Bà mối quỷ”.

Bà mối quỷ cũng giống như những người mai mối thông thường, chẳng qua là họ chuyên phụ trách mai mối cho người chết. Nếu như nói bà mối quỷ là sân nhà, thì thi thể chính là hàng hóa, nhìn giá trị của thi thể nữ nhu cầu càng thêm rõ ràng. Những gia đình có ý định làm minh hôn hơn phân nửa trong nhà đều có chút của cải, giàu có dư dả. Dưới cám dỗ lợi ích, một ngành nghề khác ra đời ____ Trộm xác chết.

Thời hiện đại, ở vài vùng hẻo lánh vẫn còn xuất hiện ngành nghề này.

  • 03/2004: thị trấn Củng Nghĩa tình Hà Nam, có hai anh em trộm 1 thi thể nữ để làm minh hôn cho anh cả.

  • 10/2004: thị trấn Hoắc Châu tỉnh Sơn Tây, một người phụ nữ ra tay sát 1 bé gái 12 tuổi, bán cho gia đình muốn làm minh hôn với giá 2,38 vạn.

  • 05/2007: huyện Lâm Chương thị xã Hàm Đan, một nông dân sát hại 6 thiếu nữ bán cho thôn dân xung quanh, thu được hơn 2 vạn.
    Theo thống kê, trong 20 năm qua giá cả quỷ thê đã tăng gấp 30 lần. Với tình hình này tương lai sẽ tăng thêm bao nhiêu? Suy nghĩ nông cạn, tư tưởng ngu xuẩn.

Địa ngục trống rỗng, ma quỷ ở nhân gian.

  1. Xác chết và người dẫn đường.

1/ Tương Tây cản (đuổi) thi, sinh ra đã xa lánh người đời.

image

Tương Tây Hồ Nam là một vùng có hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt, từ thời cận đại đã chiến loạn liên miên, cuộc sống nghèo khổ bất đắc dĩ nhiều người phải rời bỏ quê nhà, xa xứ kiếm ăn, nếu lỡ gặp phải thiên tai nhân họa không có tiền chữa trị, chỉ có thể chết tha hương. Nhưng người Trung Hoa luôn đối với quê nhà có vướng bận rất sâu, luôn muốn sau khi chết lá rụng về cội, hồn về quê cũ, chỉ có như vậy linh hồn người chết mới ngủ yên. Vùng Tam Hợp dòng nước chảy xiết, đá ngầm nhấp nhô, nếu đi đường thủy thì vô cùng nguy hiểm có khi thi thể còn chưa về tới nhà người vận chuyển thi thể đã bỏ mạng, hơn nữa chở người chết trên thuyền vô cùng xui xẻo, chủ thuyền cũng không chịu chở khách.

Tương Tây là vùng đất Miêu tộc cư trú, vu thuật tương đối thịnh hành, địa hình nhiều núi khúc khuỷu gập ghềnh. Nếu muốn về nhà chỉ có thể đi dường bộ, nhưng dọc đường núi non trùng điệp, khúc chiết quanh co, trong núi có rất nhiều cây cối, tràn ngập chướng khí, xe cẩu không thể đi vào càng không có ai nguyện ý vào đó. Dưới loại tình huống này, chỉ có cản thi mới khiến cho người chết tha hương có thể hồn về quê cũ. Tục cản thi được sinh ra từ đó.

Thời nay việc cản thi đã trở thành truyền thuyết, nhưng trước kia đã có không ít người nhìn thấy - từng có người nói: “Từ Thần Châu (nay là Nguyên Lăng) ra tới Thần Sa, từng có người cản thi. Nếu may mắn có thể nhìn thấy một đám tẩu (đi) thi ở quốc lộ chạy về thủ đô, khi ô tô đến gần còn biết né tránh bên đường, giống như người sống. Một người dùng trên mạng xã hội @Tam bì chia sẻ: trước đây hắn sống cùng bà ngoại ở nông thôn, thời điểm chạng vạng đột nhiên chó trong nhà sủa ầm ĩ, bà ngoại kéo hắn chạy vào trong phòng không cho đi ra, sau này mới biết lúc đó chính là có một người cản thi đi ngang qua. Còn nghe nói, ở một cái thôn nọ vào đêm mừng năm mới mọi người giết heo ăn mừng, trong thôn có một thầy cản thi sinh ra ở Tương Tây huyền bí đã về hưu, mọi người sau khi mổ bụng heo, giựt dây thầy cản thi kia dùng heo làm thí nghiệm thi triển vu thuật để mọi người mở mang tầm mắt. Không chịu nổi khiêu khích của thôn dân, thầy cản thi liền dùng thuốc nhét vào đít heo, niệm chú ngữ sau đó vỗ vào đít nó một cái, con heo kia giống như khởi tử hồi sinh, chạy hơn ba trăm thước, thẳng đến khi đâm đầu vào gốc cây đại thụ mới ngừng lại.

2/ Ta là một thầy cản thi, có năng lực cản thi.

Quá trình cản thi vô cùng thần bí, như thế nào để trở thành thầy cản thi càng vô cùng thần bí. Nghe nói muốn nhập môn thì phải trải qua rất nhiều khảo nghiệm: đầu tiên, thân thể phải cứng cáp khỏe mạnh, cao trên thước bảy, lớn lên phải xấu. Bộ dạng xấu có thể trừ tà, không chỉ cô hồn dã quỷ mà ngay cả yêu ma quỷ quái cũng không dám tới gần, cũng có thể dọa lui những người rảnh rỗi quá mức hiếu kỳ hai bên đường, tránh đi không ít phiền toái, cam đoan một đường cản thi đều thuận lợi.

Qua được cửa thân thể, còn chưa tính là xong: thầy cản thi sẽ yêu cầu người mới mặt hướng về thái dương xoay vòng tại chỗ, sau một tiếng hô ngừng, nếu như bạn xác định rõ phương hướng mới được tính là đủ tư cách. Bởi vì cản thi đều tiến hành vào ban đêm, trên đường bụi cỏ rừng cây chằng chịt rậm rạp, những lúc thời tiết không tốt còn không thấy rõ trăng sao, rất khó mượn ngoại lực xác định phương hướng, nếu như không có kỹ năng cảm nhận phương hướng rất có thể sẽ bị “quỷ đả tường” (ma dẫn đường), vĩnh viễn lòng vòng quanh núi, không tìm thấy đường ra. Cuối cùng là khảo nghiệm tâm lý, thầy cản thi trước đó sẽ bỏ một lá ngô đồng ở một ngôi mộ trên núi, chờ đến đêm người mới sẽ đến đó và nhặt về, nếu như hoàn thành sẽ chính thức nhập môn.

image

Bất quá, nói về nguyên lý cụ thể cản thi vẫn không quá rõ ràng, chỉ biết là những môn phái, địa phương khác nhau sẽ có phương pháp khác nhau, nhưng vẫn có một số quy củ thống nhất: đầu tiên, thời điểm cản thi lúc đi và dừng chỉ có mặt một người. Sau khi đưa thi thể ra khỏi quan tài, thầy cản thi ngậm nước bùa phun vào mặt thi thể, thi thể sẽ sống dậy. Thứ hai, thầy cản thi coi trọng quy tắc “Ba cản và ba không cản”, người bị chém đầu, treo cổ và nhốt lồng củi thì có thể cản, thi thể bị chém đầu phải được khâu lại, nghe nói những người chết theo ba kiểu này đa phần là không tự nguyện, hơn nữa nhớ về quê nhà, cho nên hồn phách có thể được dẫn về làm phép phong kín bên trong. Mà bệnh chết, tự sát và sét đánh chết cháy tay chân không đầy đủ, thì trăm triệu lần không thể cản. Tình huống của ba loại này là, hoặc là hồn phách đã bị mang đi không thể dẫn về, hoặc là khi còn sống làm nhiều chuyện ác hại người, tùy tiện dẫn về sẽ biến thành ác quỷ.

Trên đường cản thi, luôn có nơi chuyên cung ứng cho thầy cản thi nghỉ lại, gọi là “Tử thi khách điếm”. Thầy cản thi thường sẽ đến “Tử thi khách điếm” trước khi hừng đông, sau đó đưa thi thể vào nằm trong quan tài, thầy cản thi sẽ phun một ngụm nước bùa vào mặt tử thi, thi thể sẽ phục hồi nguyên trạng, không hề nhúc nhích. Đợi đến khi trời tối đen, sẽ lần nữa rời đi.

3/ Chân tướng của cản thi.

Từ khi nghề cản thi xuất hiện, mọi người đều tìm tòi nghiên cứu bí ẩn trong đó nhưng vẫn như cũ không thể tìm ra. Tuy rằng chưa được xác thực, nhưng theo một số người suy đoán là: sở dĩ thi thể có thể di chuyển là do được hai người trước sau nâng lên. Đầu tiên để thi thể mặc trường bào rộng thùng thình, hai cánh tay cố định bằng gậy trúc giấu dưới tay áo. Hai người cản thi, một người ở phía trước mở đường, chính là “thầy cản thi” mà mọi người nói, một người mặc trang phục giống như tử thi đi ở cuối đội ngũ. Hai người một trước một sau, đem gậy trúc buộc thi thể đặt trên người, nâng thi thể đi đường. Hai chân thi thể cách mặt đất, nhìn từ phía xa giống như hai tay nâng lên, nhảy từng bước về phía trước.

Còn có người nói, thi thể được cản không đầy đủ, bởi vì trọng lượng thây khô không nhẹ, rất khó mang chúng trèo đèo lội suối, cho nên nhóm cản thi sẽ chặt đầu và tay chân thi thể giữ lại, còn thân thể thì vứt đi. Khi tới nhà người chết, dùng rơm thay thế thân thể, rồi mặc áo liệm vào chôn xuống huyệt mộ. Còn một giả thuyết khác, nói “Cản thi” kỳ thật là nhóm tội phạm che giấu bán ma túy, buôn lậu thuốc phiện. Người chết xui xẻo, không ai dám tới gần, hơn nữa chuyện cản thi vô cùng tà, làm ai nấy đều trốn thật xa, cứ như vậy ma túy được vận chuyển thuận lợi. Nếu như có người qua đường vô tình đụng chạm, bỏ chạy không được thì giết người diệt khẩu.

Nói chung phần đông chỉ là suy đoán, trước mắt nghề cản thi là hiện tượng khoa học không giải thích được. Hiện nay xã hội phát triển khiến cho “Tương Tây cản thi” dần biến mất chỉ còn thấy trong phim ảnh.

  1. Canh thai nhi

(Lưu ý, dưới đây có chứa những hình ảnh gây kinh sợ, bạn đọc nên cân nhắc trước khi xem)

Vào thời kỳ trước năm 2000, ở Quảng Đông rất thịnh hành phong trào tẩm bổ bằng canh thai nhi.

Theo báo Nhân Dân, dân số Trung Hoa lên tới hơn 1 tỷ người bắt đầu thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, một đôi vợ chồng chỉ được phép sinh một con.

Những năm đó phong trào vận động kế hoạch hóa gia đình xuất hiện một khẩu hiệu khiến người nghe kinh hãi: “Một người chết, cả làng chịu tang”, “Thà thêm một nấm mộ, chứ không thêm một người”, “Nên tránh mà không tránh, nhà đổ cột xiêu. Nên bỏ mà không bỏ, tịch thu ruộng trâu”.

Bình thường khi mang thai đến tháng thứ 6 người mẹ không thể phá thai bởi vì sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể, nhưng chính sách kế hoạch hóa đã khiến cho đám người trong bệnh viện phát rồ, cho dù mang thai tám chín tháng bọn họ vẫn cưỡng ép phá bỏ, rõ ràng là một sinh mạng sắp chào đời bọn họ vẫn tàn nhẫn sát hại, giống như giết một con kiến. Thậm chí còn thắt cổ tử cung người mẹ nhưng sau đó không nói cho người mẹ biết. Việc làm thiếu nhân tính như vậy, con người còn là con người sao?

image

Tôi có quen một nhân viên y tế ở bệnh viện phụ sản Bắc Kinh, cô ta nói bất kể là những đứa trẻ đủ tháng hay không đủ tháng nếu không có trong danh sách được sinh ra, bọn họ sẽ tiêm một số lượng lớn cồn trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh, đứa trẻ sẽ chết yểu ngay tức thì. Các cô mỗi ngày đều “xử lý” như đứa nhỏ đáng thương như vậy.

Cô ta còn nói, có những đứa sinh mệnh đặc biệt mạnh mẽ, nếu như tiêm một mũi vẫn còn động đậy sẽ tiêm thêm một mũi, cam đoan đứa trẻ không có trong danh sách sẽ chết trong bệnh viện.

image image

Có người nói chính sách cải cách sẽ không kéo dài, chút hành vi bạo lực máu tanh này có tính là gì? Hơn nữa cả nước đều đang hưởng ứng. Thế nhưng cao tầng Trung Hoa người nào lại chẳng có hơn hai đứa con?

Người Trung Hoa chú ý bổ khí, dưỡng huyết, truyền thống sử dụng nhao thai làm thuốc đại bổ trải dài hơn bảy mươi năm. Khi kế hoạch hóa gia đình bùng nổ, phong trào dùng thai nhi làm canh bổ lập tức lan rộng, còn dẫn chứng hình ảnh vô cùng sống động, dùng canh thai nhi chiêu đãi khách quý ở Quảng Đông trở nên thịnh hành, đa số người đều hưởng ứng trào lưu này.

image

image

Dưới tình huống đó, chỉ với 3 4 ngàn tệ là có thể thưởng thức một tô canh thai nhi sáu bảy tháng, theo quan chức Quảng Đông thì đây là món cực phẩm tráng dương. Thai nhi vài tháng thêm vào một nắm đảng sâm, đương quy, kỷ tử, vài lát gừng cùng với xương gà, hầm trong 8 tiếng, có thể bổ khí dưỡng huyết.

Từng có phóng viên đến cửa hàng chuyên bán canh thai nhi ở Phật sơn Quảng Đông, nghe Lê sư phụ giảng giải: xương sườn (ám chỉ trẻ con) không dễ làm, hiện không có hàng tồn, thứ này nhất định còn tươi không thể để tủ lạnh, còn tươi ăn mới ngon.

Lê sư phụ nói với phóng viên, nếu thật sự muốn ăn thì có một đôi vợ chồng công nhân ngoại tỉnh, cô vợ hiện đang mang thai tám tháng, bởi vì hai thai trước đều là con gái, tiếp qua vài ngày sẽ thúc sinh, nếu lại là còn gái đến lúc đó có thể ăn.

Phóng viên vẫn bán tính bán nghi, đã điều tra mấy tuần đã nghe thì đã nghe rất nhiều nhưng chưa chân chính nhìn thấy, ai ngờ không tới vài ngày liền có điện báo từ Đài Sơn đã tìm được “xương sườn”.

Đã giết một thai nhi nữ làm thuốc bổ.

Phóng viên đi theo vào Đài Sơn, Cao sư phụ phụ trách tiếp đãi dẫn bọn họ vào phòng bếp “mở mang tầm mắt”. Chúng tôi nhìn thấy đứa trẻ sơ sinh không lớn hơn mèo con bao nhiêu, nhắm mắt nằm trên thớt, “Mới hơn 5 tháng nên hơi nhỏ.” Cao sư phụ tỏ vẻ xin lỗi, hắn nói đứa nhỏ này là nhờ một người bạn tìm ở nông thôn, hắn không tiết lộ giá cả chỉ nói là tùy theo tháng lớn nhỏ và thai sống hay chết mà định giá.

Bữa ăn này ít nhất giá 3500 tệ, phóng viên nghe nói sinh non hay sảy thai là thai chết, người môi giới sẽ lì xì cho bà đỡ vài trăm tệ, còn phá thai lớn tháng là thai sống, thì bọn họ sẽ cho cha mẹ đứa trẻ khoảng 2000 tệ và xin đứa nhỏ để nuôi dưỡng, cha mẹ đứa trẻ cảm kích vạn phần, nào biết con gái nhỏ vừa chào đời của mình sẽ lập tức bị ăn tươi.

Về phần những đứa trẻ sơ sinh khi được đưa tới nhà hàng, đều bị sát hại, bất kể trước đó còn sống hay chết, không có ai quan tâm.

Sau khi “thưởng thức” quá trình làm canh thai nhi, phóng viên không có gan ăn thử và thật lâu sau đó không thể nuốt nổi thứ gì, liền giả vờ nói thân thể không khỏe mà rời đi.

Phóng viên phẫn nộ nói: tất cả đều là thai nữ, hành vi tàn ác vô cùng mất nhân tính, nhất định sẽ bị trời phạt.

image

image

image

image

  1. Ba tấc kim liên - Nước mắt của thiếu nữ thời xưa

Tục bó chân bắt nguồn từ thời Tống nhưng thịnh hành nhất là ở thời nhà Thanh, nhưng cũng có người nói nó đã xuất hiện rất sớm từ thời nhà Tùy.

Thiếu nữ sau khi bó chân, bước chân càng thêm mềm mại uyển chuyển. Dựa theo cách bó khác nhau mà chia thành những phẩm cấp khác nhau, nhưng chỉ khi đủ 3 tấc mới được xưng là “ba tấc kim liên” cao quý.

Dân gian truyền tụng, thiếu nữ thời đó khi ra đường mọi người sẽ không nhìn mặt chỉ nhìn dáng đi và gót chân để phán định vẻ đẹp, còn những thiếu nữ không bó chân (đa phần là những gia đình nghèo, tầng lớp thấp) hay bó không chuẩn đều bị người đời cười nhạo đến nỗi không dám bước ra đường. Ví dụ điển hình nhất chính là Mã thị - vợ của Chu Nguyên Chương, có chồng là khai quốc Hoàng đế bản thân là Hoàng hậu cao quý cũng là khai quốc công thần nhưng bởi vì chân to mà bị thế nhân châm biếm nửa kiếp người.

Còn có một giải thích khá thú vị khác, bó chân khiến thiếu nữ khi di chuyển bắp đùi sẽ kéo căng, vùng kín bị ép chặt, nên trong chuyện phòng the đạt được nhiều khoái cảm. Cách nói này không biết thật hay giả nhưng cũng phản ánh vai trò quan trọng của ba tấc kim liên.

Các bậc thầy thơ ca như Lý Bạch, Tô Thức… cũng từng những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ba tấc kim liên. Có thể thấy, ở thời bấy giờ bất luận là tầng lớp nào đối với ba tấc kim liên cũng đều tôn sùng yêu thích.

Thực tế thì, nói một cách khách quan, bó chân được xem là một phương cách “làm đẹp” ở thời đó, cho dù là tự nguyện hay ép buộc. Nhưng để thỏa mãn sự tôn sùng đó và sợ hãi “sự khác biệt” mà phụ nữ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Trong nhà ai có con gái thì phải được người nhà bó chân từ nhỏ, mặc kệ cô gái có đau đớn khóc lóc cầu xin như thế nào. Khi ấy không có thuốc tiêu viêm nhưng bởi vì “chân có mùi, mới là chân bó đẹp”, mà không biết bao nhiêu bé gái chết yểu, bị người nhà, bị chế độ, bị sự yêu thích mù quáng của nam giới thời đó ép chết.

Mọi người có thể tưởng tượng, một cô gái được nuôi trong lầu son gác tía chưa bao giờ bước ra khỏi cổng lớn, suốt ngày bị ép học nữ tắc nữ đức, dáng người mảnh mai yếu ớt cùng đôi chân bó mỗi bước đi đều run lẩy bẩy, đi ba bước lùi lại một bước, bên cạnh phải có tỳ nữ dìu dắt. Sống một cuộc sống như vậy, thì những cô gái đó làm sao tồn tại mà không mang ám ảnh tâm lý, làm sao có thể tự lập đây?

  • Quá trình bó chân:

Vật phẩm cần chuẩn bị:

1, 6 miếng vải bố màu lam, dài ước chừng 8 đến 10 thước, nói chung càng dài càng tốt, lúc bó sẽ không bị nhăn.

2, 5 đôi giày đi bình thường, mũi giày phải nhọn, rộng hẹp tùy theo quá trình biến hóa của đôi chân, có thể sau khi bó dần nhỏ hơn.

3, 2 đôi giày sử dụng lúc đi ngủ, nhưng cũng có thể dùng vải bố quấn lại.

4, Vải bông, trong quá trình bó có thể xương chân sẽ gồ lên cần dùng vải bông để chèn, tránh tạo ra vết chai.

5, Chậu rửa chân, trước khi bó cần ngâm chân trong nước ấm.

6, Kéo nhỏ, dùng để cắt móng chân.

[Quá trình]:

Phương pháp bó chân thông thường chính là dùng vải bố bó chặt quanh bàn chân rồi dùng sức bẻ quặp ngón chân ra phía sau tạo thành một độ cong tiêu chuẩn, miếng vải phải được siết chặt đến cực hạn nên thường xảy ra tình huống trật khớp, chờ đến khi bàn chân biến thành cây cung nhỏ tự nhiên là hoàn thành. Đây là phương pháp phổ biến nhất, nhưng ở trường hợp những cô gái bó chân trễ hay có yêu cầu đặc biệt với độ nhỏ của chân, thì ngoại trừ vải bố chúng ta còn có thể mượn những vật phẩm khác.

<Kẹp trúc>

Đây là phương pháp thịnh hành ở phương Bắc, những ngón chân sau khi đã bẻ gãy ép xuống lòng bàn chân, dùng hai thanh trúc kẹp hai bên bàn chân sau đó dùng vải siết lại để cố định hình dạng. Ở tỉnh Sơn Tây, rất nhiều người sử dụng phương pháp này, mục đích chính là ngoại trừ hình dáng thon nhỏ, những đốt lồi ở các ngón chân cũng sẽ tinh tế. Mỏng manh như lá liễu, lúc di chuyển mới lung lay đáng thương.

<Mảnh gốm>

Sử dụng chén, dĩa, bình hoa… làm bằng gốm sứ, đập vỡ ra thành mảnh vừa phải. Thời điểm bó chân sẽ để những mảnh gốm lên trên bàn chân và dưới lòng bàn chân rồi quấn lại, lúc các cô gái đi đường những mảnh gốm sắc nhọn đâm vào bàn chân và ngón chân, máu chảy ra thấm vào vải bố, nhưng vì được quấn rất dày nên không bị thấm ra ngoài. Lúc rửa chân sẽ dùng sức xé vải bố ra, thịt sống cũng bị kéo xuống máu chảy đầm đìa, sau đó ngâm miệng vết thương trong nước ấm, qua vài lần bàn chân sẽ nhiễm trùng làm mủ, như vậy bàn chân càng thêm nhỏ. Sở dĩ Sơn Tây, Đài Loan, Hà Nam, Cam Túc thịnh hành phương pháp này bởi vì mục đích chính là muốn bàn chân bị nhiễm trùng, chân chẳng những thon nhỏ hơn mà ngón chân càng thêm dễ gãy, thỏa mãn đủ ba điều kiện “Mùi chân, thon nhỏ, hoàn mỹ”.

<Gậy gỗ>

Trước tiên bó chặt hai bên bàn chân, sau đó dùng gậy gỗ đập liên tục vào các ngón chân cho đến khi trật khớp, giống như lúc giặt quần áo. Như vậy ngón chân sẽ dễ dàng bị bẻ ra phía sau, mà bàn chân càng thêm mềm mại không xương. Trong kỹ viện, các tú bà thường sử dụng thủ đoạn này, cũng là một cách mẹ kế đối đãi với con riêng của chồng, có thể nói so với khổ hình càng tàn độc hơn.

Kẹp trúc, mảnh gốm, gậy gỗ là những phương pháp chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, nhưng nói theo khía cạnh nào đó, thủ đoạn quả thật đặc biệt.

  1. Miêu Cương cổ thuật.

Năm 1961 ở thị trấn Lệ Giang, trên một bãi đất trống dùng để phơi lúa thóc xuất hiện ba cặp thi thể nam nữ chết do tự sát. Một đôi trong đó chính là, bởi vì người thanh niên đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp nhưng cô gái đó bị vu là “Dưỡng độc cổ”, nên nhà trai nhất quyết không đồng ý hôn sự này. Sau đó đôi nam nữ xấu số cùng nhau tự sát.

Loại tình huống trên ở Lệ Giang không tính là hiếm.

Ở đây có 2 điểm mấu chốt, một là vu sư, hai là cổ. Vu cổ, là chỉ Vu sư sử dụng tà thuật “Cổ”, độc trùng - <Từ nguyên>, giá họa cho người khác.

Vu sư tin tưởng quỷ thần, bọn họ lấy việc ca múa để câu thông với thần linh, thường ngày luôn ra vẻ bí ẩn. Hơn nữa, bọn họ biểu hiện càng thần bí, người khác càng nghĩ bọn họ có năng lực siêu quần. Tóm lại, hát càng high, múa càng balance, thì vu sư càng lợi hại.

Vu sư thường sẽ đi kèm với vu thuật, vu thuật được chia làm 2 chủng loại: bạch vu sư và hắc vu sư.

Bạch vu sư là cầu phúc, cầu bình an giảm tai ương. Mà hắc vu thuật chính là thông qua cổ thuật, phù chú, nguyền rủa mục đích đem đến tai họa, bệnh dịch, mê hoặc, hại người.

Nói theo nghĩa đơn giản, cổ là chỉ độc trùng nhưng không phải độc trùng bình thường, để có một cổ trùng bọn họ sẽ thả thật nhiều độc trùng vào trong một cái chậu lớn, để chúng nó tàn sát lẫn nhau, con còn sống cuối cùng chính là cổ. Tựa như xà cổ, kim tàm cổ, cóc cổ, rết cổ, nhện cổ.

Nói theo cách phức tạp hơn, trừ bỏ cổ trùng, chỉ cần là thông qua lực lượng thần bí nào đó để khống chế người sống, đều có thể xưng là “cổ”. Giống như ở HongKong từng lưu hành trò “đánh tiểu nhân”.

Cổ - từ thời kì giáp cốt văn hơn 3000 năm trước đã tồn tại. Vu cổ từ khi xuất hiện đã bị cho là mê tín, tà thuật. Mà tà thuật này còn dễ dàng uy hiếp đến sự an ổn của triều đình. Ở thời Tây Hán Vũ đế, từng phát sinh “Nạn vu cổ” khiến mấy vạn người chết oan uổng.

Trong lịch sử vương triều phong kiến vô cùng bài xích phong trào vu cổ này, bởi vì nó lây lan quá nhanh, từ Trung Nguyên lan rộng đến các khu vực dân tộc thiểu số phía Nam, như Miêu tộc, Dao tộc, Choang tộc, Bố Y tộc, Thái tộc, vô cùng thịnh hành vu cổ.

Ở Tương Tây, khi đi vào một thôn nào đó, nếu có người hướng về bạn làm động tác Ngón trỏ đặt trên đầu lưỡi, sau đó rà xuống, có nghĩa là “Cẩn thận, nơi này có cổ”.

Người hạ cổ sẽ dùng độc trùng nghiền thành bột phấn giấu ở dưới móng tay, sau đó lặng lẽ rải vào trong thức ăn, khi người bị hại ăn vào sẽ bị trúng cổ, mà cổ còn có thể truyền nhiễm. Cho nên phàm là người hoặc người nhà của người bị trúng cổ sẽ bị mọi người xa lánh, không dám đến gần.

Vài dân tộc thiểu số ở Tương Tây, khi xác định mối quan hệ hôn nhân, không phải ở tình cảm hai bên nam nữ hay môn đăng hộ đối, mà là ở chỗ đối phương “Sạch hay không sạch”.

Vậy sau khi người bị “trúng cổ” sẽ có hậu quả như thế nào?

Trong phim ảnh chúng ta thường xem, một người bị trúng cổ cơ thể đột nhiên lở loét sưng mủ, da phồng lên sau đó vỡ ra, nội tạng dần thối rữa, không thể giải thích.

Tất nhiên đó chỉ là phim ảnh phóng đại, sự thật cũng không có đáng sợ như vậy. Người bệnh đa số cảm thấy tức ngực, ho khan, nội tạng không khỏe, sắc mặt tái xanh, da ngứa ngáy giống như có trăm con kiến bò qua.

Dưới ánh mắt y học hiện đại, từng có bác sĩ công tác tại nơi phát sinh “cổ”, cho biết: Tổng cộng có 48 bệnh nhân đến cầu cứu. Kết quả, trong đó có 4 người bị lao phổi, 2 người bị suy tim, 4 người bị ung thư dạ dày thời kì cuối, 1 người xơ gan, 6 người viên gan nặng, 14 người loét dạ dày, 2 người viêm dạ dày mãn tính, 6 người trướng bụng, 9 người rối loạn dạ dày.

Cho nên là, trúng cổ, chẳng qua là sinh bệnh mà thôi.

Bất quá, bệnh chỉ cần uống thuốc theo lời bác sĩ, nhưng đối với những người trúng cổ, bọn họ cần thông qua một nghi thức “Giải cổ” mới có thể trị tận gốc.

Lòng của bọn họ, cũng bị “trúng cổ”.

Có một thí nghiệm tâm lý rất nổi tiếng: Một tù nhân chuẩn bị “cắt máu tử hình”, sau đó bị bịt kín mắt, dùng sống dao giả vờ cắt lên tĩnh mạch, rồi vẩy vài giọt nước giống như chảy máu. Chỉ chốc lát, tù nhân kia lại chết thật, chết do suy tim.

Cho nên “trúng cổ” là một loại tra tấn sinh lý lẫn tâm lý. Mà đối với người “thi cổ” cũng bị tra tấn đồng dạng. Vu thuật có “truyền thừa”, đa số là cưỡng ép truyền xuống. Những người từng có quan hệ với vu sư, hoặc bị nói là người “Dưỡng cổ”, vô luận thật giả thì vận mệnh của họ và gia đình họ lập tức thay đổi. Những người này hoặc là bị thôn dân xa lánh, sống cô độc tới già, hoặc là rời bỏ quê hương, ra ngoài sinh tồn.

Vu thuật không đáng sợ, đáng sợ nhất là lòng người.

  1. Người giấy

Khách đến trời đã tối, cửa mở ánh đèn soi, than hồng nổ tí tách, cắt giấy chiêu hồn tôi…

image

Cắt giấy là một môn thủ công truyền thống của Trung Hoa, bắt nguồn từ thời nhà Hán. Việc cắt giấy ban đầu có liên quan đến Đạo gia cúng bái chiêu hồn người chết, phong tục cắt giấy này đến nay vẫn còn lưu hành ở nhiều quốc gia. Hằng năm, Miêu tộc vẫn tổ chức lễ hội dán hình cắt ở trên lan can hoặc cửa để đưa tiễn quỷ thần.

Không biết mọi người có từng xem Pháp sư vô tâm chưa, phương pháp Nhạc Khởi La sử dụng người giấy để hiến tế trong phim so với ngoài đời cũng khá tương tự, hình nhân giấy có tay chân và tóc, còn biết cử động. Ở phía tây Hà Nam, một vài tiên sinh sử dụng thuật người giấy chiêu hồn, được gọi là búp bê tâm linh.

Về thuật hình nhân thế mạng có một số truyền thuyết như thế này. Nghe đâu trước khi Chu Nguyên Chương kiến lập triều Minh, trải qua vô số cuộc chiến mà thảm khốc nhất phải kể đến trận bảo vệ thành Hồng Đô, trong trận chiến đó hắn từng bị bức phải chạy ra khỏi thành, bên người dẫn theo hơn mười thuộc hạ, sau đó bị đám người Trần Hữu Lượng phát hiện, ở tình huống nguy cấp, một người trong đám thuộc hạ của Chu Nguyên Chương từ trong ngực lấy ra 4 người giấy cắt, dán lên khối đá lớn.

Ngay khi binh lính Trần Hữu Lượng đuổi tới, trước mặt bọn họ đột nhiên xuất hiện 4 đại hán cao lớn giống như thiên binh thiên tướng, chặn lại giữa đường.

Bốn người giấy đại chiến với quân đội, nhưng bởi vì số lượng quá ít, rất nhanh bị quân lính như thủy triều đâm xuyên qua thân thể, ngay khoảnh khắc bọn họ bị đâm thủng, bốn người nhẹ nhàng lung lay, hóa thành đống giấy vụn. Quân đội Trần Hữu Lượng tiếp tục truy kích, mắt thấy sắp bị đuổi kịp, người thuộc hạ kia lại móc ra một người giấy và ngựa giấy, ném về hướng ngược lại. Chờ khi quân đội Trần Hữu Lượng đuổi đến, thì thấy một người cưỡi ngựa vội vàng trốn chạy, nhìn dáng vẻ đúng là Chu Nguyên Chương.

Quân đội lập tức đuổi theo, nhưng đợi bọn họ đuổi tới thì Chu Nguyên Chương cùng mã câu đều hóa thành giấy vàng, chậm rãi rơi xuống mặt đất. Hai lần sai đường đủ cho Chu Nguyên Chương có thời gian chạy trốn, thuận lợi thoát khỏi quân đội của Trần Hữu Lượng, cuối cùng giành được thắng lợi trong trận chiến Hồng Đô.

Đương nhiên, truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, thuật cắt giấy không tính là thần thuật gì, chẳng qua là dùng người giấy làm môi giới, mục đích là chữa bệnh trừ tà.

Thuật cắt giấy có nhiều loại, ngoài búp bê tâm linh còn có búp bê trừ bệnh, búp bê cầu an. Còn một loại khác, hẳn là mọi người từng nghe qua, chính là búp bê thế mạng. Ở phía tây Hà Nam, búp bê này được xưng là vật thế mạng, hiện nay đa số lễ tang đều sử dụng loại búp bê này.

Thuật cắt giấy ngoại trừ cắt hình người, còn có thể cắt cái khác, tỷ như - dù.

Chuyện xưa về thuật cắt giấy, bản thân tôi chưa từng trải qua, là nghe một người bạn kể lại. Hắn là một thợ thủ công nghệ thuật, mở một cửa hàng ở Tô Châu chuyên nghiên cứu dù giấy dầu, hắn làm dù giấy đủ loại kiểu dán, trong cái vòng lẩn quẩn này cũng có chút danh tiếng, thường xuyên có người yêu thích Hán phục đến nhờ hắn làm dù giấy, giá đắt đến mức làm người khác nghẹn họng.

Này hâm mộ có ít gì, người ta có kỹ thuật có tay nghề, điều quan trọng ở đây là, người bạn này của tôi không làm dù theo cách thông thường mà dựa vào phương pháp cổ xưa, tổng cộng có đến 72 bước, có đôi khi làm một cây dù mất cả mấy tháng trời, dù sau khi làm ra không những đặc biệt tinh xảo còn vô cùng bền chắc.

Hắn ngoại trừ làm dù, còn rất thích cất trữ dù, trong nhà hắn có riêng một phòng dùng để lưu trữ, tôi có đi vào vài lần, bên trong có rất nhiều loại dù với đủ loại màu sắc, nhưng tôi ấn tượng nhất chính là cây dù đỏ nằm ở góc tường.

Cây dù đỏ kia có hơi bạc màu, nhưng nhìn kỹ thì nó không phải phai màu mà là lắng đọng lại, màu sắc vốn dĩ đỏ tươi nhưng trải qua thời gian cọ rửa đã lắng đọng thành màu nâu đỏ, khung dù cùng cán dù không biết làm bằng gậy trúc gì, bên ngoài quấn một lớp vải đã nhiễm một tầng bụi, cả cây dù làm cho người ta có cảm giác nặng nề cổ xưa.

Tôi hỏi hắn dù này mua khi nào, nhìn cũng có chút niên đại.

Bạn tôi nói là ở thời dân quốc, mua ở Thiên Tân, 14 vạn.

Nghe xong tôi cực kỳ kinh ngạc, hỏi hắn có phải điên rồi không, cây dù này đâu phải đồ cổ, nhìn chỉ khoảng vài chục năm, sao lại có giá hơn 10 vạn, đúng là ăn cướp mà!

Bạn tôi chẳng thèm để ý, hắn nói với tôi, dù này không phải dù bình thường, phương pháp làm dù thời xưa cùng lắm chỉ có 72 bước, nhưng cây dù đỏ này lại có đến 86 bước, 14 bước thêm vào kia chính là dùng để chiêu hồn, hay còn gọi là dù chiêu hồn.

Nghe hắn giải thích tôi liền sáng tỏ, tất cả mọi người đều biết dù là do vợ Lỗ Ban phát minh ra, truyền lưu hơn ngàn năm, tuy nói mục đích ban đầu là để che nắng che mưa, nhưng trải qua nhiều thời kỳ biến đổi, nó còn dùng để trừ tà, tiêu tai, đuổi quỷ, hiến tế, thậm chí trong hôn lễ truyền thống cũng không thể thiếu dù.

Nhưng cho dù là dù chiêu hồn cũng không nhiều tiền như vậy, chắc chắn là bị lừa rồi. Hắn lắc đầu nói, đó không phải dù chiêu hồn đơn giản như vậy, trong dù chiêu hồn này còn có tàn hồn. Hắn nói năm đó hắn đi khắp nơi thu thập đồ cổ, ngày nọ thấy trên luận đàn có người chào bán cây dù đỏ này, cảm thấy cũng không tồi nên định thu vào tay, nhưng người đó là đòi tới 14 vạn, một phân tiền cũng không được thiếu, vì muốn bàn bạc giá cả với người chủ, nên hắn quyết định đi Thiên Tân.

Lúc đến Thiên Tân tìm được người bán dù, hắn nghiên cứu dù nhiều năm như vậy liếc mắt liền biết đây là vật bất phàm, hắn làm dù nhiều năm cùng lắm chỉ có hình, nhưng cây dù đỏ này lại có được thần.

Bạn tôi rất thích cây dù đỏ đó, nhìn đến không rời được chân, thầm nghĩ sau khi đem dù về nhất định sẽ đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nhưng bởi vì nguyên nhân giá cả nên hắn do dự rất lâu. Thời gian đó hắn ở lại Thiên Tân, mỗi ngày đến tới “thăm hỏi” chủ bán, hy vọng có thể bàn lại giá, đem hơn mười vạn mua một cây dù thật sự rất lãng phí.

Sau đó người chủ không chịu nổi hắn năm lần bảy lượt mặt dày tìm đến cửa, liền kể cho hắn nghe một câu chuyện xưa. Bạn tôi nghe xong thì không màn đến giá cả nữa, trực tiếp trả cho người chủ 14 vạn.

Bạn tôi nói, tổ gia người chủ kia chuyên làm dù, sau đến đời ông nội y thì đứt đoạn, nhưng để lại cây dù đỏ này, có thể nói là vật tổ truyền, vốn không được bán nhưng không thể không bán.

Chủ bán nói, cây dù đỏ này là ông nội y làm, thời ông nội y còn trẻ cũng coi như tuấn tú lịch sự hơn nữa còn có tay nghề làm dù, tuy không sang quý giàu có nhưng có thể nuôi sống gia đình cả đời không lo không nghĩ.

Bà mối tranh nhau đến nhà giới thiệu đối tượng, người khác có lẽ đắc ý còn không kịp nhưng ông lại không hề vui vẻ, bất kể cô gái nào ông cũng đều từ chối. Người đời nghĩ ánh mắt ông nội y cao nhưng thật ra ông ấy đã sớm cùng một cô gái phong trần ước định cả đời.

Ông biết người nhà sẽ không đồng ý hôn sự này nên quyết định cô độc cả đời, như vậy ông có thể bồi bên cạnh cô gái đó. Chẳng qua ngày vui chóng tàn, cha của ông, chính là ông cố y, thấy con trai càng lúc càng lớn tuổi vẫn không chịu kết hôn, sợ bị người đời lên án nên đã tự làm chủ đáp ứng một mối hôn sự.

Ông nội y biết không thể lay chuyển được người nhà nên đã dắt tay cô gái kia cùng nhau bỏ trốn, đi thật xa chỗ này tìm một cuộc sống mới, mai danh ẩn tích, ông làm dù nuôi gia đình, cô gái kia hoàn lương, chăm lo việc trong nhà, cuộc sống dân dã nhưng lại ấm áp bình yên.

Chính là thời buổi rối ren, người Nhật xâm chiếm Trung Hoa, quốc thổ nhiều nơi đã rơi vào tay giặc, chiến hỏa rốt cuộc cũng lan tới địa phương ông nội y sinh sống, thẳng đến phòng tuyến thành trấn sụp đổ, ông may mắn tránh được một kiếp, nhưng cô gái đáng thương kia lại bị nhiều người cưỡng hiếp chỉ còn lại một hơi tàn. Ông nội y vô cùng thống khổ, để cô lên xe đẩy đi xung quanh tìm người chữa trị, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được, đến khi cô gái gần như kiệt sức ông cầu một vị cao nhân lưu lại ba hồn bảy vía của cô vào trong cây dù đỏ, có thể tùy thân mang theo bên người.

Trải qua thêm 14 bước gia công, 14 khâu này có tác dụng chiêu hồn, dẫn hồn, cố hồn, giữ cho hồn phách cô gái gần trăm năm không tiêu tan. Sau đó ông về lại nhà cũ, nơi đó chỉ còn lại tường đổ ngói xiêu, hương thân xa xứ, ông cùng người nhà hoàn toàn mất liên lạc. Từ đó về sau, ông nội y yên định ở lại quê nhà cưới vợ sinh con, nhưng cây dù đỏ không hề vứt bỏ, vẫn giữ ở bên người, không tổn không hại, không dính nước, không nhiễm bụi trần.

Khi bạn tôi kể xong câu chuyện, tôi vẫn chìm sâu trong cảm giác bi thương đó, không biết vì sao, thật muốn chạm vào cây dù đỏ kia. Bạn tôi như hiểu ý, đem cây dù từ trong tủ thủy tinh đưa cho tôi, tôi vuốt ve cây dù trong tay, tựa như chứng kiến chuyện xưa của hai người kia. Tôi nhịn không được mở dù ra, bên trong vẽ rất nhiều ký hiệu, trên khung dù quấn hơn mười sợi dây hồng đỏ, khoảnh khắc bung dù ra, rất nhiều hình nhân giấy được buộc từ dây đỏ rơi xuống lung lay, mà trên cán dù cũng khắc nhiều đồ án liên quan đến chiêu hồn.

Bạn tôi nói, khi trời mưa có thể cảm giác được sự tồn tại của cô gái kia, người bung dù nếu dương khí yếu thậm chí có thể nhìn thấy cô ấy.

Tôi hỏi hắn, vậy hiện tại thì sao? Có thể nhìn thấy được nữa không? Bạn tôi lắc đầu, lúc trước người chủ bán cây dù này vì muốn dùng số tiền đó giúp cô gái kia siêu thoát, vốn là nên làm lúc ông nội y qua đời, nhưng vì sự việc cấp báp hơn nữa cha y lại không quan tâm, cho đến khi cây dù rơi vào tay y, thật sự không đành lòng nhìn cô gái bạc mệnh này cứ mãi bị giam cầm, cho nên muốn bán đi.

Nhưng bởi vì thời gian quá lâu, cho dù đã giúp cô gái kia siêu thoát nhưng chút tàn hồn của cô vẫn vương vấn trên cây dù. Thời điểm hắn mới mua về, có khoảng thời gian nghe rõ ràng có tiếng nỉ non nghẹn ngào phát ra từ trong cây dù.

Nghe xong câu chuyện, trong lòng tôi vô cùng thổn thức. Một người muốn giữ, một người không muốn đi. Một người muốn lưu mà lưu không được, một không muốn đi lại không thể không đi.


Bên bờ Vong Xuyên, cùng người gặp lại. Bên trong vũng lầy, cùng người quấn quanh. Trăm mối tơ lòng không thể giải, chỉ còn một mảnh tàn hồn khẽ vấn vương…