Tại sao người châu Á thường giỏi Toán?

Có một sự khác biệt lớn trong cách gọi những con số theo ngôn ngữ của các nước ở phương Tây và châu Á.

LÝ DO THỨ NHẤT: VĂN HÓA NHÓM
Trong tiếng Anh, chúng tôi nói fourteen (mười bốn), sixteen (mười sáu), seventeen (mười bảy), eighteen (mười tám) và nineteen (mười chín). Vì vậy người ta có thể mong đợi chúng tôi cũng sẽ nói oneteen, twoteen, threeteen, và fiveteen. Nhưng chúng tôi không nói như vậy. Chúng tôi sử dụng một hình thức khác: eleven (mười một), twelve (mười hai), thirteen (mười ba) và fifteen (mười lăm). Tương tự như vậy, chúng tôi có forty và sixty (bốn mươi và sáu mươi), nghe giống như những từ mà chúng liên quan đến (bốn và sáu).

Nhưng chúng tôi cũng nói twenty, thirty và fifty (hai mươi, ba mươi và năm mươi) nghe như hai, ba và năm; nhưng thực sự không phải vậy. Đối với các số từ hai mươi trở lên, chúng tôi thêm từ “mươi” (decade) vào giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị (twenty-one: hai mươi mốt, twenty-two: hai mươi hai). Trong khi đó, với các từ kết thúc bằng đuôi –teen, chúng tôi lại làm theo cách khác (fourteen: mười bốn, seventeen: mười bảy, eighteen: mười tám).

Hệ thống đếm các chữ số trong tiếng Anh là hệ thống bất quy tắc. Không giống như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Họ có một hệ thống đếm các con số rất logic. Mười một là mười một (eleven là ten-one). Mười hai là mười hai (twelve là ten-two). Hai mươi bốn là hai mươi bốn (twenty-four là two-tens-four) và cứ như thế.

Sự khác biệt này có nghĩa là trẻ em châu Á học đếm nhanh hơn nhiều so với trẻ em Mỹ. Trung bình một đứa trẻ Trung Quốc bốn tuổi có thể đếm đến bốn mươi. Nhưng ở cùng độ tuổi đó, đứa trẻ người Mỹ chỉ có thể đếm đến mười lăm. Và hầu hết bọn trẻ không đếm được đến bốn mươi cho đến khi chúng năm tuổi. Đến lúc năm tuổi, nói cách khác, trẻ em Mỹ đã chậm hơn một năm so với các bạn người châu Á về các kỹ năng toán học cơ bản nhất.

VÍ DỤ
Yêu cầu một đứa trẻ bảy tuổi nói tiếng Anh tính nhẩm ba mươi bảy (thirty-seven) cộng hai mươi hai (twenty-two), thì nó phải chuyển đổi các con chữ thành con số (37+22). Sau đó nó mới có thể làm toán: 2 cộng 7 là 9 và 30 cộng 20 là 50, rồi cho ra kết quả là 59.

Yêu cầu một đứa trẻ châu Á cộng ba mươi bảy (three-tens-seven) với hai mươi hai (two-tens-two) thì sự tương đương giữa từ ngữ và cách gọi con số được thể hiện ngay khi nói. Vì vậy nó không mất công đoạn dịch từ chữ ra số mà có thể tính luôn ra kết quả: năm mươi chín (five-tens-nine).

Hệ thống đếm các chữ số ở châu Á rất rõ ràng, điều đó khiến thái độ đối với môn Toán trở nên khác biệt.

LÝ DO THỨ 2: NỀN NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC
Đã bao giờ các bạn tự hỏi, 5 quốc gia này có điểm gì chung?
Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Nhật Bản.
Câu trả lời tất cả các nền văn hóa của những quốc gia này được hình thành bởi truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời. Đó là những nơi mà hàng trăm năm qua, những người nông dân không một xu dính túi, làm việc quần quật trên những cánh đồng lúa từ sáng tới đêm, từ ngày này qua ngày khác, nói với nhau rằng "Phải chăm chỉ làm việc thì mới có thể thành công, có thể đổi đời”.
“Người lười, đất không lười”.

LÝ DO THỨ 3: SỐ NGÀY ĐI HỌC NHIỀU HƠN
Ở hầu hết các nước châu Á, học sinh phải đến trường học 243 ngày một năm. Bạn sẽ có thời gian để học mọi thứ cần phải học.
Trong khi đó ở Mỹ, kỳ nghỉ hè kéo dài 2,5 - 3 tháng; còn các nước châu Á thì không có kỳ nghỉ nào quá một tháng cả. Mỹ hay các nước khác đều không có vấn đề gì về trường học. Họ chỉ có vấn đề duy nhất là thời gian nghỉ hè.

LÝ DO THỨ 4: GIỜ HỌC NHIỀU HƠN
Ở một số nước châu Á, thời gian học ở trường thường bắt đầu từ 7h25 sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi tan học, bọn trẻ phải ở lại làm bài tập. Có những đứa trẻ ở trường từ 7h25 sáng đến 7 giờ tối.
Trẻ em châu Á đang dành thời gian học tập từ 50-60% so với học sinh tại các trường công truyền thống ở những nơi khác trên thế giới.
Và tất cả chỉ vì một điều đơn giản mà họ nói với nhau "Phải chăm chỉ làm việc thì mới có thể thành công, có thể đổi đời”.

Nguồn: Outliers của Malcolm gladwell
A: Garvit Chawla, Tài năng + Lòng hảo tâm = 50% Iron Man, Kỹ sư, Người đam mê khởi nghiệp
Link gốc: https://www.quora.com/Why-are-Asians-good-at-math
#asians #math