Tán sỏi bàng quang ở thế kỷ 19

image

Sỏi bàng quang hình thành do chế độ ăn uống nhiều thịt và rượu, ít hoặc không có rau. Viên sỏi bàng quang lâu đời nhất được tìm thấy trong 1 ngôi mộ cổ của Ai Cập từ năm 4.800 trước Công Nguyên. Bệnh này thời đó là nan y vì không có thuốc chữa, gây tử vong do suy thận, tắc đường tiểu và vỡ bàng quang.

Đến đầu thế kỷ 19, một người đàn ông tuyệt vọng đã lấy đinh dài luồn vào dương vật của mình (qua niệu đạo) cho đến khi chạm vào viên sỏi. Anh ta dùng búa nhỏ từ từ gõ cho tới khi các mảnh vỡ đủ nhỏ để đi tiểu ra ngoài.

Phát kiến này lập tức được ứng dụng, nhưng do thời đó chưa có thuốc gây mê (đến 1848 mới có) và thuốc sát trùng, quá trình tán sỏi là cực kỳ lâu và khủng khiếp với bệnh nhân lẫn bác sĩ theo tất cả các nghĩa. Một ống sắt nhỏ được luồn qua niệu đạo vào tận bàng quang, đinh sẽ được luồn vào và đóng qua ống này. Tỉ lệ tử vong thời kỳ đầu là 50% do các vấn đề nhiễm trùng hoặc tai nạn.

Một ví dụ là lần tán sỏi cho bệnh nhân Stephen Pollard, 53 tuổi năm 1828 tại bệnh viện Guy ở London. Hơn 200 khán giả là các chuyên gia ngành Y ở Anh được mời đến chứng kiến, một số người không thể chịu nổi đã phải đứng dậy bỏ về do cảnh tượng giống như một bộ phim kinh dị.

Thời gian tiến hành dự kiến là 5 phút đã bị kéo dài lê thê do viên sỏi nằm sâu hơn dự tính. Các bác sĩ lúng túng và hoảng loạn, chửi rủa ầm ĩ còn bệnh nhân đang bị trói gô vào ghế thì gào khóc và la hét thảm thiết. Cuối cùng người ta quyết định mổ thẳng vào tuyến tiền liệt để gắp viên sỏi ra ngoài chứ không tán nhỏ nữa. Khán giả vỗ tay hoan hô khi viên sỏi được giơ lên đúng 1 tiếng đồng hồ từ sau khi bắt đầu. Bệnh nhân Stephen Pollard sống sót sau ca phẫu thuật chỉ để qua đời vào ngày hôm sau.

Nguồn: Nguyen Do Tung Anh (Redirecting...)